Chắc chắn là một giáo viên mầm non, sẽ không ít lần bạn phải trải qua tình huống sư phạm cực kỳ hóc búa. Điều này sẽ khiến cho nhiều giáo viên mới vào nghề trở nên bế tắc. Mong muốn tìm ra hướng giải quyết có hiệu quả và giúp bé có sự thay đổi về sau. Hãy cùng tham khảo về 99 tình huống sư phạm mầm non và cách giải quyết hay mà Hunter’s World muốn giới thiệu đến bạn đọc. Cùng tìm hiểu và tham khảo ngay sau đây nhé!
Tình huống khi phát hiện trẻ bị đau mắt
Với tình huống phát hiện trẻ bị đau mắt sẽ thường xảy ra với trẻ từ 25 – 36 tháng. Đặc biệt là khi bạn rửa mặt cho bé, cô giáo phát hiện ra trẻ bị đau mắt. Ở trong trường hợp này, bạn sẽ xử trí như thế nào. Đây cũng là một trong 99 tình huống sư phạm mầm non thường gặp nhất.

Cách giải quyết:
- Trước tiên bạn hãy rửa mặt cho trẻ khác và để trẻ đau mắt rửa lại sau cùng. Sau khi rửa xong cho trẻ này. Khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng. Sau đó luộc qua với nước sôi rồi đem đi phơi nắng.
- Bạn đừng quên rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn. Để hạn chế tối đa việc lây nhiễm sang trẻ khác. Dùng thuốc nhỏ mắt để nhỏ mắt cho trẻ và sau đó cách ly với trẻ khác.
- Khi đến giờ ra về bạn hãy trao đổi với phụ huynh và nói về tình trạng của trẻ. Để cùng đưa ra được phương án tốt nhất. Nếu được hãy cho trẻ nghỉ học để không lây sang cho bạn khác.
Đọc thêm:
Tình huống khi trẻ bướng bỉnh
Một trong 99 tình huống sư phạm mầm non mà thường gặp đó là trẻ bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Ở lớp mẫu giáo trong giờ đi dạo dưới sân trường. Các cô tổ chức trẻ chơi với cát và nước. Đến khi hết thời gian chơi, cô sẽ yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hướng sang hoạt động khác.
Nhưng có bé nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi và tiếp tục nghịch cát. Nếu bạn giáo viên tổ chức hoạt động đó, rơi vào một trong 99 tình huống sư phạm mầm non sẽ xử lý như thế nào?
Cách giải quyết:
- Đầu tiên bạn hãy nên biết rằng, đây là biểu hiện của tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Đối với độ tuổi này sẽ có cái tôi trong các trẻ sẽ xuất hiện. Đây chính là hành động cho thấy trẻ đang tự muốn khẳng định chính mình.
- Bạn hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết. Sau đó gợi ý đến hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi.
- Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của hoạt động ngoài trời trong tuần. Cho biết lúc đó nếu bé thích chơi thì bé sẽ chơi tiếp. Tuy nhiên bạn cũng không nên nói dối trẻ, vì độ tuổi này trẻ nhớ rất dai.
- Nếu trẻ vẫn bướng bỉnh và không chịu nghe lời các cô giao hẹn với trẻ rằng “ Rửa tay chân xong cho ban cuối cùng thì đến lượt con, cô và con cùng mình rửa tay chân xem ai rửa sạch hơn nhé”. Với việc này sẽ kích thích được sự hiếu thắng trong trẻ và trẻ sẽ quên đi việc đùa nghịch với cát.
Tình huống trẻ không chịu đi ngủ
Giờ ngủ trưa sẽ có một số trẻ không ngủ hoặc vẫn chưa ngủ được. Đây sẽ là một trong 99 tình huống sư phạm mầm non mà không ít cô giáo gặp phải. Là giáo viên mầm non ở trong trường hợp này bạn sẽ xử lý như thế nào để không ảnh hưởng đến bé khác. Bạn có thể xử trí như sau:

- Đối với trẻ lần đầu tiên đến lớp, các cô cần tạo cho trẻ thói quen đi ngủ khi đã đến giờ ngủ.
- Cô có thể kể vài câu chuyện cổ tích để cho bé nghe và không nên kể to mà nên kể chuyện nhỏ nhẹ để bé trật tự. Từ đó các bé có thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Các cô cũng có thể hát ru và quan tâm đến những bé nào khó ngủ.
- Ở trong trường hợp, bé không muốn ngủ thì bạn cũng không nên ép bé đi ngủ. Thay vào đó hãy tách bé sang phòng khác cho trẻ những trò chơi tĩnh, ví dụ như: vẽ, đất nặn, xếp hình và có thể trao đổi với phụ huynh để đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian được quy định trong ngày.
Đọc thêm: 10 điều cần biết giúp soạn giáo án stem mầm non hiệu quả hơn
Tình huống trẻ bị đau bụng và khóc to ở trong lớp học
Với tình huống trẻ bị đau bụng và khóc rất to ở trong giờ học. Có lẽ đây là một trong 99 tình huống sư phạm mầm non khiến nhiều cô giáo phải khó xử. Vậy ở trong tình huống này bạn sẽ xử lý để không bị xáo trộn. Đặc biệt là không ảnh hưởng đến lớp khác mà vẫn chăm sóc được các bé không. Bạn có thể tham khảo về cách giải quyết về một trong 99 tình huống sư phạm mầm non trẻ bị đau bụng đó là:

- Trước tiên bạn hãy bế trẻ và thông báo cho cả lớp cùng biết về tình hình sức khỏe của bạn. Khi lớp đã ổn định hãy đưa bé vào phòng nghỉ hoặc vào phòng y tế của trường. Bạn hỏi bé đã ăn những gì và hỏi bé đau ở đâu để xoa dầu cho bé. Đồng thời hãy theo dõi sát sao về tình trạng sức khỏe của bé.
- Nếu thấy bé không đỡ thì cô giáo hãy nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý hộ. Gọi điện cho người nhà đến đón bé để theo dõi để xử lý kịp thời.
Trẻ biếng ăn và quấy khóc
Khi đến giờ ăn có một số trẻ quấy khóc và không chịu ăn, làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Là một giáo viên ở trong tình huống này bạn sẽ giải quyết như thế nào?
- Đối với trẻ biếng ăn bạn nên tìm hiểu rõ lý do vì sao trẻ lại biếng ăn. Từ đó có những lời động viên và khuyến khích sao cho phù hợp.
- Bên cạnh đó, cô giáo cũng cần đưa ra các phần thưởng với mục đích là động viên. Khi nào kết thúc phần ăn giỏi nhất và sạch sẽ nhất sẽ được hoan hô.
- Đồng thời cũng đưa ra các hình phạt nặng, nhẹ ví dụ như yêu cầu bé dọn bàn nếu như không chịu ăn. Có thể nói đây là cách giải quyết tình huống trẻ biếng ăn – một trong 99 tình huống sư phạm mầm non mà các giáo viên bị bế tắc.

Tình huống trẻ để đồ chơi lung tung
Với tình huống khi trẻ để đồ chơi lung tung, nhưng khi giáo viên yêu cầu sắp xếp lại đồ chơi vào đúng vị trí như ban đầu lại không nghe theo. Với tình huống này giáo viên mầm non sẽ phải giải quyết như thế nào?
- Trước tiên bạn không nên la mắng trẻ mà hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng chỗ. Nếu như trẻ bướng bỉnh không nghe lời bạn thì có thể đưa ra một số quy định, hình phạt dành cho bạn không chịu sắp xếp đồ chơi.
- Với hình phạt này bạn có thể rèn luyện cho trẻ tính kỷ luật và tuân thủ theo các quy định của lớp học.

Tình huống trẻ xảy ra các xung đột, cãi nhau
Trong quá trình trẻ chơi đùa với bạn sẽ có lúc xảy ra cãi nhau, xung đột. Nhưng khi cô giáo phát hiện thì trẻ lại không chịu nhận lỗi và xin lỗi bạn. Nhưng khi gặp một trong 99 tình huống sư phạm mầm non 2 trẻ xung đột với nhau thì nên giải quyết như thế nào?
Với trường hợp này cô giáo hãy nhẹ nhàng tách trẻ ra khỏi xung đột. Sau đó hỏi nguyên nhân từng bé tạo sao lại xảy ra xung đột. Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân thì cô giáo hãy nhẹ nhàng phân tích cho trẻ để biết những điểm sai. Dạy cho trẻ cách xin lỗi và giúp trẻ giải quyết những vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Kết luận về 99 tình huống sư phạm mầm non
Nội dung bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về 99 tình huống sư phạm mầm non. Trên đây chỉ là những tình huống minh họa và điển hình mà giáo viên phải đối mặt. Mong rằng với những chia sẻ này các giáo viên mầm non sẽ tìm được cách giải quyết đúng cho những tình huống này. Chắc chắn đây chính là một trong 99 tình huống sư phạm mầm non rất cần thiết đối với giáo viên mầm non.