Xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non sẽ đảm bảo dinh dưỡng không chỉ vấn đề không chỉ bậc phụ huynh mà các cán bộ trong trường cũng đặc biệt quan tâm. Nội dung bài viết sau của Hunter’s World sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp thích hợp để lên thực đơn cho trẻ mầm non phong phú và đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng. Hãy cùng theo dõi và đừng bỏ lỡ chia sẻ bài viết sau nhé!
Xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non sao cho đúng?
Xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng. Cùng với đó là các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non chúng ta cần nắm rõ những nguyên tắc sau:

- Ở mỗi một khẩu phần ăn cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ năng lượng. Để giúp cho bé thoải mái vui chơi và học tập.
- Thực đơn cho trẻ mầm non cần phải cân đối về tỷ lệ đạm, chất béo, vitamin, hàm lượng chất khoáng ở trong mỗi một khẩu phần ăn.
Đối với trẻ mầm non, khẩu phần ăn sẽ chiếm từ 60 – 70% khẩu phần ăn của cả ngày. Đối với trẻ mẫu giáo thì sẽ chiếm 50 – 60% khẩu phần của cả ngày. Trong đó, bữa trưa sẽ chiếm từ 30 – 35%, bữa chiều chiêm 25 – 30% và bữa phụ có khẩu phần bằng ½ khẩu phần của cả ngày.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non chúng ta cần phải nắm đầy đủ các nguyên tắc sau:

- Thực đơn cho trẻ nên xây dựng theo từng ngày, tuần, tháng để bé làm quen với nhiều món ăn mới lạ cũng như điều hòa được thực đơn.
- Cần phải cân bằng được thực phẩm giàu calo và ít calo để tránh được tình trạng thừa cân hay suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Việc chế biến món ăn cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó người chế biến cũng cần chế biến đa dạng, sử dụng gia vị sao cho phù hợp để giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Những thành phần cần có trong thực đơn cho trẻ mầm non
Thực đơn cho trẻ mầm non cần đảm bảo đạt từ 1230 – 1320 calo/ ngày. Trong đó lượng calo từ bột đường sẽ chiếm từ 52 – 60%, đạm chiếm 13 – 20%, chất béo chiếm 12 – 35% so với tổng khẩu phần ăn. Theo đó các thành phần dưỡng chất nên có trong thực đơn cho trẻ mầm non, đó là:

- Hàm lượng chất bột đường từ cháo, cơm hoặc các món ăn tương tự
- Hàm lượng chất béo như dầu, mỡ, bỡ,…
- Chất xơ từ các rau củ, trái cây, các loại trái cây để bổ sung đề kháng dành cho trẻ như: cam, táo, chanh, chuối, bơ, dâu tây,…
- Hàm lượng vitamin và chất khoáng: Vitamin A 1.000 UI, vitamin D 400UI, Canxi 500mg, sắt 6 – 7mg, kẽm 10mg,…
10+ thực đơn cho trẻ mầm non đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng
Đối với những bé đang ở đội tuổi mầm non thì thường những bữa ăn dành cho 1 ngày cần phải đủ 5 buổi đó là sáng, giữa sáng, trưa, xế chiều và tối. Có như vậy thì mới cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các bé nên chúng ta cần phải tạo ra những thực đơn đảm bảo các chất để bổ sung cho trẻ mầm non. Mỗi một ngày cần cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu để bé trở nên thông minh, dẻo dai hơn.

Buổi sáng
- Bún mọc
- Cháo sườn củ dền
- Phở bò
- Cháo cá hồi rau ngót
- Cháo tôm thịt rau cải
Thực đơn bữa trưa
Thực đơn cho trẻ mầm non bữa trưa cần có đầy đủ 5 món sau:
- Cá phi lê kho tộ + cơm + canh rau ngót
- Thịt bò xào rau củ + canh rau dền + cơm
- Thịt đậu phụ sốt cà chua + canh tôm nấu bí xanh + cơm
- Thịt xào trứng cà chua + canh thịt xà lách xoong + cơm
- Thịt gà xào nấm + canh cá rô nấu cải xanh + cơm
Thực đơn dành cho buổi tối cho bé
Cuối cùng sẽ là 5 món ăn sẽ là thực đơn cho trẻ mầm non vào buổi tối đó là:
- Tôm thịt rim dứa + canh xương hầm đu đủ + cơm
- Sườn rim me + canh nấm đậu phụ + cơm
- Thịt bò xào nấm + canh cá rau ngót + cơm
- Thịt gà hầm củ quả + canh tôm rau dền + cơm
- Cá phi lê sốt cà chua + canh mọc rau ngót + cơm
Bữa ăn phụ
Bên cạnh những bữa chính thì còn có các bữa phụ, ăn xế nhưng vẫn đầy đủ hàm , lượng dinh dưỡng, cụ thể:
- Súp gà trứng
- Trái cây trộn cùng sữa chua
- Khoai lang nấu cùng táo
- Bánh quy nước cam, táo, váng sữa
- Bánh cơm kiểu Nhật
Với sự gợi ý về thực đơn cho trẻ mầm non bạn cần có sự sắp xếp sao cho linh hoạt giúp các bé ăn ngon miệng hơn, đặc biệt là không bị ngán. Với thực đơn này sẽ là gợi ý tốt nhất cho các phụ huynh để giúp bé bổ sung được đầy đủ dưỡng chất. Việc cung cấp nhiều vitamin, canxi hơn để phát triển nhanh chóng và tràn đầy năng lượng hơn.
Kết Luận
Mỗi trẻ đều được phát triển một cách toàn diện, việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non đầy đủ dinh dưỡng là điều quan trọng hơn cả. Trong mỗi món ăn đều có chất dinh dưỡng riêng, nên các cha mẹ cần phải có sự kết hợp thật hợp lý. Những bữa ăn dinh dưỡng sẽ góp phần thúc đẩy cho quá trình phát triển thể chất và giúp cho não bộ được hoạt động tốt hơn. Hy vọng với những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thực đơn dành cho trẻ mầm non để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.